Cách xử lý nước giếng đào có mùi hôi, tanh, bùn nhanh, hiệu quả

Nước giếng đào là nguồn nước sinh hoạt phổ biến ở nhiều vùng nông thôn, nhưng thường xuyên bị nhiễm bẩn và có mùi hôi do bị ô nhiễm bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân, tác hại và các cách xử lý nước giếng đào có mùi hôi hiệu quả nhất.

Các nguyên nhân gây mùi hôi cho nước giếng

Nước có mùi trứng thối hoặc mùi nước thải

Nước giếng đào có mùi trứng thối thường do nhiễm khí H₂S (Hydro Sulfide), một loại khí sinh ra khi vi khuẩn kỵ khí phân hủy các chất hữu cơ trong nước ngầm. Hiện tượng này thường xảy ra ở những khu vực có mạch nước ngầm chứa nhiều lưu huỳnh. Khi xả nước, mùi trứng thối nồng nặc trở nên rõ rệt hơn, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Ngoài ra, mùi hôi thối cũng có thể xuất phát từ nước thải bị rò rỉ do hệ thống thoát nước hư hỏng, khiến các tạp chất ô nhiễm ngấm vào nguồn nước giếng, làm chất lượng nước suy giảm nghiêm trọng.

Nước thải trong hệ thống kênh có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm
Nước thải trong hệ thống kênh có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm

Nước giếng có mùi bùn, mùi thanh

Nước giếng đào có mùi bùn và mùi tanh thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân phổ biến là nước chứa sắt và mangan, khi tiếp xúc với không khí, các ion sắt (Fe²⁺) và mangan (Mn²⁺) sẽ bị oxy hóa thành dạng kết tủa, tạo cặn màu vàng, nâu hoặc đen, đồng thời sinh ra mùi tanh đặc trưng. Ngoài ra, nước có thể nhiễm vi khuẩn sắt – loại vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường giàu sắt và mangan, tạo ra màng nhầy và mùi tanh khó chịu. Mùi bùn có thể xuất phát từ các hợp chất hữu cơ phân hủy dưới đáy giếng hoặc do vi khuẩn kỵ khí sinh sôi trong nước thiếu oxy. Nếu giếng đào gần ao hồ, đầm lầy hoặc có bùn lắng đọng, nước cũng dễ bị nhiễm mùi này. Để khắc phục, cần tiến hành lọc nước bằng hệ thống lắng lọc nhiều tầng, sục khí oxy hóa, sử dụng than hoạt tính để hấp phụ mùi hôi, hoặc áp dụng phương pháp khử trùng bằng clo hay đèn UV để loại bỏ vi khuẩn gây mùi.

Nước có mùi khai, mùi hóa chất tẩy rửa

Nước có mùi khai hoặc mùi hóa chất tẩy rửa, mùi thuôc bảo vệ thực vật thường do ô nhiễm từ các nguồn thải sinh hoạt, công nghiệp hoặc nông nghiệp. Nếu nước có mùi khai như nước tiểu, có thể do nhiễm amoni từ phân bón, chất thải động vật hoặc nước thải sinh hoạt ngấm vào nguồn nước ngầm. Khi gặp clo trong quá trình xử lý, amoni có thể tạo ra mùi clo-nitrit đặc trưng, làm tăng cảm giác khó chịu.

Nếu nước có mùi hóa chất tẩy rửa, nguyên nhân có thể đến từ dư lượng clo trong hệ thống khử trùng hoặc nước bị nhiễm các hợp chất hóa học từ xà phòng, chất tẩy rửa, hoặc nước thải công nghiệp chưa được xử lý đúng cách.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có thể gây ô nhiễm nguồn nước nước ngầm
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có thể gây ô nhiễm nguồn nước nước ngầm

Nước có mùi xăng dầu hoặc mùi giống nhiên liệu

Nước giếng có mùi xăng hoặc mùi giống nhiên liệu thường do ô nhiễm từ các hoạt động công nghiệp, trạm xăng dầu gần đó hoặc sự rò rỉ từ các bồn chứa nhiên liệu ngầm. Các hợp chất hydrocarbon có trong xăng và dầu có thể thẩm thấu vào mạch nước ngầm, gây ra mùi khó chịu và làm nước trở nên độc hại. Đây không chỉ là vấn đề ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Việc tiêu thụ nước bị nhiễm hóa chất này có thể gây tổn thương gan, thận và các vấn đề sức khỏe lâu dài.

Tác hại khi nước giếng đào có mùi hôi

Nước giếng có mùi hôi không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và môi trường.

Gây ảnh hưởng đến sức khỏe

  • Nhiễm vi khuẩn, vi rút: Nước có mùi hôi có thể chứa vi khuẩn E. coli, vi khuẩn sắt, hoặc các loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột, tiêu chảy, viêm da.
  • Nhiễm khí độc (H₂S, amoni): Hít phải hoặc uống nước chứa H₂S có thể gây kích ứng mắt, đau đầu, buồn nôn, ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Amoni trong nước có thể chuyển hóa thành nitrit, làm giảm khả năng vận chuyển oxy trong máu, đặc biệt nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
  • Nhiễm kim loại nặng (sắt, mangan, chì…): Các kim loại này có thể tích tụ trong cơ thể, gây tổn thương gan, thận và hệ thần kinh khi sử dụng lâu dài.

Gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày

  • Mùi hôi từ nước khiến việc nấu ăn, giặt giũ, tắm rửa trở nên khó chịu.
  • Mùi tanh, mùi khai hoặc mùi hóa chất làm mất cảm giác ngon miệng khi ăn uống.
  • Tâm lý lo ngại, bất an khi phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm lâu dài.

Làm hư hỏng thiết bị sinh hoạt

  • Cặn sắt, mangan có thể bám vào đường ống, vòi nước, gây tắc nghẽn và làm giảm tuổi thọ thiết bị.
  • Hợp chất hữu cơ, vi khuẩn có thể làm hỏng máy lọc nước, bình nóng lạnh và các thiết bị liên quan đến nước.

Gây ô nhiễm môi trường

  • Nước giếng bị ô nhiễm có thể lan sang các nguồn nước lân cận, làm suy giảm chất lượng nước ngầm.
  • Khi sử dụng nước ô nhiễm để tưới cây hoặc chăn nuôi, các chất độc hại có thể tích tụ trong đất và ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi.

Sử dụng nước giếng có mùi hôi không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống và gây tác động tiêu cực đến môi trường. Vì vậy, cần có cách xử lý nước giếng đào có mùi hôi hiệu quả để đảm bảo nguồn nước sạch và an toàn khi sử dụng.

Cách xử lý nước giếng đào có mùi hôi

Sử dụng lọc nước tổng xử lý nước giếng có mùi hôi

Hệ thống lọc nước tổng là giải pháp toàn diện để xử lý nước giếng đào có mùi hôi. Hệ thống này thường bao gồm nhiều giai đoạn lọc, mỗi giai đoạn có chức năng riêng để loại bỏ các tạp chất và mùi hôi. Giai đoạn 1 lọc thô loại bỏ cặn bẩn, bùn đất, rỉ sét. Giai đoạn 2 lọc than hoạt tính loại bỏ mùi hôi, clo dư, các chất hữu cơ và hóa chất độc hại. Giai đoạn 3 lọc làm mềm nước loại bỏ canxi và magie làm mềm nước. Giai đoạn 4 lọc tinh loại bỏ các tạp chất nhỏ hơn. Từ đó nguồn nước sau lọc đảm bảo chất lượng dùng cho sinh hoạt, chăm sóc cây trồng vật nuôi.

Sử dụng máy lọc nước RO

Việc sử dụng máy lọc nước RO để xử lý nước giếng có mùi hôi là một giải pháp hiệu quả và được nhiều người lựa chọn. Máy lọc nước RO (Reverse Osmosis) sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược, có khả năng loại bỏ đến 99.9% các tạp chất, vi khuẩn, virus, kim loại nặng và mùi hôi có trong nước.

Máy lọc RO có khả năng lọc bỏ hầu hết các tạp chất gây mùi hôi trong nước giếng, bao gồm cả các chất hữu cơ, khí sunfua hidro (H2S), clo, kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác. Nước sau khi qua máy lọc RO đạt tiêu chuẩn nước uống, không còn mùi hôi, trong suốt và an toàn cho sức khỏe.

Sử dụng vật liệu lọc nước trong bồn tự chế

Bồn lọc nước giếng tự chế hoạt động dựa trên việc lọc cơ học và hấp thụ hóa học. Nước đi qua nhiều lớp vật liệu lọc khác nhau để loại bỏ cặn bẩn, kim loại nặng, vi khuẩn, và mùi hôi. Bồn lọc nước giếng tự chế có thể giúp bạn cải thiện hiệu quả chất lượng nước trước khi sử dụng cho sinh hoạt hoặc sản xuất. Dưới đây là hình ành cấu tạo của bồn lọc nước giếng do Đà Thành Lợi thiết kế. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà ta có thể dùng bồn với dung tích khác nhau từ 300l – 2000l.

Sử dụng tro bếp

Xử lý nước có mùi hôi bằng tro bếp là một phương pháp dân gian hiệu quả, đặc biệt trong việc loại bỏ mùi phèn (sắt) và mùi hôi hữu cơ. Tro bếp có tính kiềm (pH cao), giúp trung hòa axit trong nước. Nó  Giàu khoáng chất như canxi, kali, magie, giúp kết tủa kim loại nặng và làm sạch nước.

Khử mùi tanh, mùi bùn bằng phèn chua

Sử dụng phèn chua (Al₂(SO₄)₃) để khử mùi tanh, mùi bùn trong nước giếng là một phương pháp đơn giản và hiệu quả. Phèn chua có tính keo tụ giúp kết dính và lắng các hạt bùn, cặn bẩn, khử sắt (Fe²⁺), mangan (Mn) – các nguyên nhân gây mùi tanh trong nước giếng. Nó còn có tác dụng Cân bằng pH, làm trong nước và loại bỏ vi khuẩn và các tạp chất hữu cơ.

Để khử mùi tanh và làm trong nước giếng, bạn có thể sử dụng phèn chua với liều lượng khoảng 1g cho mỗi 20 lít nước. Trước tiên, hòa tan phèn chua vào một thau nước nhỏ, sau đó đổ dung dịch này vào bể nước cần xử lý. Khuấy đều để phèn chua phân tán và phát huy tác dụng keo tụ, giúp kết tủa các tạp chất. Sau khoảng 30 – 60 phút, khi cặn bẩn đã lắng xuống đáy, bạn chỉ cần gạn lấy phần nước trong phía trên để sử dụng.

Sử dụng Baking soda

Baking soda (NaHCO₃) là một chất có tính kiềm nhẹ, giúp trung hòa axit, hấp thụ mùi hôi và làm sạch nước. Nó đặc biệt hiệu quả trong việc khử mùi clo, mùi tanh, mùi bùn và điều chỉnh độ pH.

Chúng ta dùng định lượng 10-15g banking soda cho mỗi 10 lít nước. Hòa tan baking soda vào một lượng nước nhỏ trong thau. Sau đó đổ dung dịch này vào bồn nước hoặc nguồn nước cần xử lý. Khuấy đều và để yên khoảng 30 – 60 phút để baking soda phát huy tác dụng.

Phương pháp đun sôi

Đun sôi là một trong những cách đơn giản và hiệu quả để loại bỏ mùi hôi, vi khuẩn, clo dư, và khí hòa tan trong nước giếng. Khi nước được đun đến nhiệt độ 100°C, các tạp chất dễ bay hơi gây mùi sẽ bốc hơi, đồng thời vi khuẩn và vi sinh vật có hại cũng bị tiêu diệt.

Sục khí clo vào nước giếng có mùi hôi

Sục khí clo là một phương pháp hiệu quả để khử mùi hôi trong nước giếng, đặc biệt là mùi tanh do sắt (Fe²⁺), mangan (Mn), mùi bùn, mùi hữu cơ và vi khuẩn. Clo hoạt động bằng cách oxy hóa các chất gây mùi, tiêu diệt vi khuẩn và giúp nước trở nên trong và sạch hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0907918080
Chat ngay