1. Công nghệ lọc RO – Công nghệ lọc tối ưu nhất
Công nghệ RO ra đời vào thế kỷ 20 sử dụng màng lọc RO (Reserver Osmosi) hoạt động dựa trên cơ chế thẩm thấu ngược. Thẩm thấu hoạt động khi màng bán thấm tách hai dung dịch muối có nồng độ khác nhau. Nước sẽ di chuyển từ dung dịch có nồng độ muối yếu hơn sang dung dịch mạnh hơn, vì màng bán thấm cho phép nước đi qua, nhưng không phải là muối. Trong thẩm thấu ngược, áp lực được sử dụng để đảo ngược dòng chảy tự nhiên của nước. Điều này buộc nước phải chuyển từ dung dịch có nồng độ đậm đặc hơn sang yếu hơn. Do đó, các chất ô nhiễm tích tụ ở một bên của màng bán thấm và nước tinh khiết ở phía bên kia.
Màng lọc RO với kích thước các lỗ lọc trên màng siêu nhỏ 0.0001 micromet (µm) (chỉ có phân tử nước mới chui qua được các lỗ này) sẽ loại bỏ các chất ô nhiễm có trong nước. Ngoài chất rắn, ion kim loại nặng, các tạp chất như bùn đất, tàn dư thuốc trừ sâu, thì những vi sinh vật, vi khuẩn có hại cũng sẽ được lọc đi một cách dễ dàng. Các chất thải sẽ bị màng giữ lại và cuốn trôi theo dòng nước thải song song bề mặt màng ra ngoài.
2. Công nghệ lọc Nano
Công nghệ lọc Nano sử dụng các các màng polyme hoặc màng kim loại mỏng có khe lọc kích thước cực nhỏ từ 0.01 đến 0.1 micromet (µm) để loại bỏ sạch tạp chất, bụi bẩn, các loại vi khuẩn, vi rút mà vẫn giữ lại được các khoáng chất tự nhiên. Lọc nano loại bỏ các ion hóa trị hai, vì vậy lọc nano thường được sử dụng để làm mềm nước cứng. Máy lọc nước công nghệ Nano sử dụng áp lực nước tự nhiên do nguồn nước trên cao tạo ra là có thể hoạt động được.
3. Công nghệ siêu lọc UF
Công nghệ lọc UF sử dụng màng siêu lọc sợi rỗng thẩm thấu. Một bộ lọc là một bó hàng nghìn ống nhỏ nên diện tích lọc rất lớn, giúp tăng lưu lượng nước lên nhiều lần. Khi lọc nước đi từ ngoài vào trong lòng ống nhờ áp lực dòng chảy của nước khi đó nước sẽ thấm qua các mao dẫn có kích thước khoảng từ 0,01~0,1 micromet (µm) còn các tạp chất khác có kích thước lớn hơn sẽ bị giữ lại trên sợi màng. Quá trình lọc diễn ra ở nhiệt độ thường và áp suất thấp từ nên tiêu thụ ít điện năng, tiết kiệm tối đa chi phí, ít nước thải.
4. Công nghệ lọc UV
Công nghệ UV (tia cực tím) có thể tiêu diệt được mọi vi sinh vật trong nước như vi khuẩn, vi rút và u nang, những mầm bệnh trong tự nhiên. Công nghệ này thân thiện với môi trường và không sử dụng hóa chất. Tuy nhiên, bộ lọc nước UV không thể lọc bỏ được chất rắn hòa tan trong nước, không loại bỏ được các kim loại nặng, vi khuẩn chết vẫn ở trong nước và không bị loại bỏ. Vì thế, bộ lọc UV thường được sử dụng kết hợp với các công nghệ khác ở bước cuối.
5. Bảng so sánh hiệu quả của từng công nghệ:
Để xác định nên sử dụng công nghệ lọc nước loại nào, quan trọng nhất là bạn cần xác định rõ chất lượng nguồn nước đầu vào.
– Máy lọc nước RO: Sử dụng lọc không kén loại nước nào. Dùng để lọc nước giếng khoan, giếng đào và các nguồn nước máy chưa đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, có thể lọc cả nước bị nhiễm mặn hoặc nhiễm lợ (nguồn nước ven biển). Nguồn nước suối nhiều kim loại nặng… tạo ra nguồn nước an toàn, tinh khiết.
– Công nghệ lọc UV: thường được kết hợp cùng các bộ lọc khác giúp tăng cường hiệu quả lọc.
– Máy lọc nước UF: Máy sử dụng công nghệ lọc UF thường khá kén nguồn nước đầu vào. Do dễ tích tụ cặn bẩn, vi khuẩn dưới đáy cốc lọc nên nguồn nước phải là nước đã qua xử lý đạt chuẩn mới có thể sử dụng.
– Máy lọc nước Nano: Máy lọc nước Nano thường kén nguồn nước, chỉ sử dụng cho nguồn nước máy; nguồn nước giếng thiết bị lọc khác; nước không bị nhiễm cặn vôi, không bị nhiễm lợ hoặc đã qua công nghệ xử lý khác; và nước mưa.
Hi vọng những phân tích trên sẽ giúp Qúy vị có được những đánh giá khách quan nhất về ưu, nhược điểm của các công nghệ lọc nước phổ biến hiện nay để đưa ra được lựa chọn chính xác, phù hợp với điều kiện cũng như nhu cầu sử dụng.
CÔNG TY TNHH TM & MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ ĐÀ THÀNH LỢI
Add: 407 Nguyễn Phước Nguyên | An Khê | Thanh Khê | Đà Nẵng (Gần Ngã ba Huế)
Tel: (0236)2485333 | (0236)3642535 Hotline: 0907918080
Web: www.dathanhloi.vn
Email: dathanhloi@gmail.com
Fan page: www.facebook.com/maylocnuoctaidanang