Nước nhiễm phèn là gì? Tác hại và cách lọc nước phèn hiệu quả

Nước sinh hoạt nhà bạn có màu vàng đục, có mùi hôi tanh, có vị chua, xuất hiện váng đóng trên bề mặt nước, đó là những hiện tượng báo hiệu nước bị nhiễm phèn. Ngày nay, nước bị nhiễm phèn khá phổ biến ở các địa phương ở nước ta, đặc biệt trong các hộ gia đình, các khu dân cư gần khu công nghiệp, khu chế xuất, các nơi còn sử dụng đường ống dẫn nước cũ từ lâu gây ra hiện tượng nhễm phèn ngày một nhiều.

Vậy nước nhiễm phèn có tác hại gì? Cách lọc nước phèn thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng Đà Thành Lợi tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

Nước nhiễm phèn và cách xử lý nước nhiễm phèn hiệu quả
Nước nhiễm phèn và cách xử lý nước nhiễm phèn hiệu quả

Nước bị nhiễm phèn là gì?

Công thức chung của phèn là X1X3(SO4)2.12H2O; X1 là kim loại hoá trị 1 như Na+, K+, Ce+, Rb+, hoặc NH4+; X3 là ion kim loại hoá trị 3 như Al3+, Fe3+, Mn3+, V3+, Ti3+ Co 3+, Ga3+, Rb3+, Cr3+. có 2 loại phèn cụ thể là phèn sắt và phèn nhôm. Phèn sắt là một muối của sắt 3 sunfat kim loại kiềm hay amoni. Phèn nhôm có 2 loại là phèn nhôm đơn (Al2.(SO 4)3.18H20) và phèn nhôm kép của muối nhôm sunfat với sunfat kim loại kiềm hoặc amoni.

“Nước nhiễm phèn” là một thuật ngữ trong tiếng Việt thường được sử dụng để chỉ một tình trạng nước bị ô nhiễm bởi các hợp chất phèn hoặc sắt quá mức cho phép. Trong trường hợp nước nhiễm phèn, màu nước thường xuất hiện màu cam hoặc nâu do sự tồn tại của sắt oxi hóa. Nước nhiễm phèn có thể không chỉ gây ra vấn đề về màu sắc và mùi vị của nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người.

Nước nhiễm phèn có thể được xử lý để loại bỏ sắt và làm cho nước trở nên trong suốt và an toàn để sử dụng. Các phương pháp xử lý có thể bao gồm sử dụng hệ thống lọc, xử lý bằng hóa chất, hoặc sử dụng các thiết bị khác nhau để loại bỏ sắt khỏi nước.

Nguyên nhân nước bị nhiễm phèn

Nước bị nhiễm phèn là tình trạng phổ biến với các gia đình đang sử dụng nước giếng khoan. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nguồn nước bị nhiễm phèn, dưới đây chúng tôi nêu ra một vài nguyên nhân chủ yếu :

Nguồn nước ô nhiễm

Trước đây, nguồn nước ngầm được đánh giá là có tính ổn định, độ sạch cao, chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, dưới tác động của phát triển công nghiệp, nông nghiệp, và sinh hoạt của con người, nước ngầm đang dần bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Môi trường nước bị nhiễm một số các tạp chất độc hại: amoni, asen, nitrit, H2S, chì,… gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe con người. Trong nước có chứa nhiều kim loại nặng gây ra tình trạng nhiễm phèn ảnh hưởng tới hoạt động sinh hoạt của người dân.

Đặc tính thổ nhưỡng

Ở các vùng đồng bằng trồng lúa nước, sau khi thu hoạch vụ lúa Đông Xuân, vào mùa khô lạnh, đất ruộng sẽ được để khô trong một thời gian dài, oxy trong không khí sẽ tiếp xúc với các vật liệu sinh phèn trong đất khiến cho đất bị nhiễm phèn nghiêm trọng.

Vào thời điểm đầu xuân, nước được đổ đầy các đồng ruộng, tính phèn từ đất sẽ nhiễm sang nước khiến nước sông, hồ, ao, nước giếng khoan cũng bị nhiễm phèn theo.

Đây chính là lý do tại sao mà mỗi khi đến vụ lúa Hè Thu, người dân miền Bắc thường phải áp dụng các phương pháp để rửa phèn trước khi trồng lúa để hạn chế tình trạng ngộ độc phèn cho cây lúa.

Hàm lượng ion sunfat tăng

Tính phèn của nước được tạo thành từ sự kết hợp của SO4-2 và ion dương của 2 kim loại khác nhau tạo nên tinh thể muối kép hình 8 mặt. Hàm lượng anion sunfat trong nước quá cao sẽ khiến nguồn nước bị nhiễm phèn.

Dấu hiệu nhận biết nguồn nước bị nhiễm phèn

Nước nhiễm phèn có thể gây hại cho sức khỏe con người và động vật nếu nồng độ phèn cao. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến để nhận biết nước nhiễm phèn:

  • Màu nước: Nước nhiễm phèn có thể có màu đục, màu nâu, hoặc màu đỏ gạch.
  • Mùi và vị: Nước nhiễm phèn thường có mùi và vị khá đặc biệt, có thể là mùi khai, mùi hôi tanh.
  • Tảo nước: Nếu bạn thấy sự phát triển quá mức của tảo nước (tảo biển) trong một hồ hoặc ao, đây có thể là một dấu hiệu của nước nhiễm phèn. Tảo nước thường trông xanh lá cây hoặc có màu đậm và có thể tạo ra lớp bong bóng khí trên bề mặt nước.
  • Sự ảnh hưởng đối với động vật sống trong nước: Nước nhiễm phèn có thể gây chết cá, gặp vấn đề về sinh sản cho cá và các loài động vật sống trong nước. Nếu bạn thấy cá chết hoặc các hiện tượng kỳ lạ với cá và động vật nước, có thể là dấu hiệu của nước nhiễm phèn.
  • Nước nhiễm phèn thường có độ kiềm (pH) thấp hơn mức bình thường, làm cho nước trở nên có tính axit hơn. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sự sống của nhiều loài động và thực vật nước.
  • Dấu hiệu trên cây cỏ: Nếu cây cỏ xung quanh vùng nước bị nhiễm phèn, chúng có thể bị ảnh hưởng và trở nên màu vàng hoặc khô héo.
Dấu hiệu nước nhiễm phèn
Dấu hiệu nước nhiễm phèn

Nếu bạn nghi ngờ rằng nước bạn đang sử dụng hoặc gặp phải có nhiễm phèn, bạn nên thực hiện kiểm tra nước hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia môi trường để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn. Hãy gọi 0907.91.8080 để được tư vấn xử lý nước nhiễm phèn hiệu quả nhất.

Nước phèn ảnh hưởng gì đến sức khỏe và đời sống?

Nước nhiễm phèn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người. Dưới đây là một số tác động chính của nước nhiễm phèn:

Sức khỏe con người:

  • Hệ tiêu hóa: Nước nhiễm phèn có thể gây ra vấn đề về hệ tiêu hóa. Các hợp chất phèn có thể tạo ra cặn bám trong ống dẫn nước và thiết bị gia đình, gây tắc nghẽn và ảnh hưởng đến hoạt động của máy giặt, bình nóng lạnh và các thiết bị khác.
  • Xương và răng: Một lượng lớn canxi, sắt trong nước phèn có thể dẫn đến hiện tượng gắn cặn canxi trên răng và gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng.
  • Bệnh về da và tóc: Nếu sử dụng nước để tắm gội thì sẽ rất dễ gây ra các bệnh về da như viêm da, ngứa da, bong tróc da, làm khô và xơ tóc.
  • Hệ thần kinh: Một số nguồn nước phèn có thể chứa các kim loại nặng như chì và kẽm, gây hại cho hệ thần kinh nếu tiêu thụ trong thời gian dài.

Sự ảnh hưởng đến môi trường:

  • Chết cá và động vật nước: Nước nhiễm phèn có thể làm tăng độ axit trong nước, gây chết cá và ảnh hưởng đến động vật sống trong nước. Điều này có thể gây suy thoái đáng kể cho hệ sinh thái nước.
  • Sự tăng trưởng tảo nước: Nước ô nhiễm cung cấp các loại dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển quá mức của tảo nước (tảo biển). Sự tăng trưởng tảo này có thể dẫn đến sự cản trở cho đời sống cá và động vật khác trong môi trường nước.
  • Hiệu suất công việc và đời sống hàng ngày: Nước phèn có thể gây tắc nghẽn và hỏng thiết bị gia đình như máy giặt, bình nóng lạnh, và đường ống nước. Điều này có thể tạo ra chi phí sửa chữa và thay thế, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của mọi người.
Những tác hại khi sử dụng nước nhiễm phèn
Những tác hại khi sử dụng nước nhiễm phèn

Để giảm tác động của nước nhiễm phèn, cần thực hiện các biện pháp xử lý nước hoặc sử dụng nước từ nguồn khác có chất lượng tốt hơn. Kiểm tra nước và tư vấn với chuyên gia về môi trường có thể giúp bạn xác định mức độ nhiễm phèn,các biện pháp cần thực hiện để bảo vệ sức khỏe và môi trường.

Phương pháp lọc nước nhiễm phèn hiệu quả

Có nhiều phương pháp lọc nước nhiễm phèn khác nhau. Tùy theo mục đích sử dụng cụ thể của từng gia đình mà chúng ta lựa chọn phương pháp lọc phù hợp.

Lọc nước nhiễm phèn dùng tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp

Nếu muốn cải tạo nước nhiễm phèn để dùng trong tưới tiêu, trồng trọt thì bạn có thể sử dụng các phương pháp truyền thống như rải tro bếp, rắc vôi bột hoặc phèn chua. Các vật liệu này sẽ giúp giảm lượng phèn có trong nước giúp cải thiện mùi hôi, vị chua và màu sắc của nước. Từ đó giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao khả năng kháng bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Đây là cách được áp dụng phổ biến ở các vùng nông thôn giúp rửa phèn trên đồng ruộng trước vụ lúa hè thu giúp hạn chế sâu bệnh.

Xử lý nước nhiễm phèn bằng vôi bột
Xử lý nước nhiễm phèn bằng vôi bột

Lọc nước nhiễm phèn dùng sinh hoạt

Nước dùng cho sinh hoạt phải đạt tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng nước sạch theo QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y Tế. Để đạt được chất lượng nước sạch như vậy chúng ta có thể xây bể lọc nước giếng khoan, sử dụng các loại vật liệu lọc chuyên dụng như : than hoạt tính, hạt mangan, vật liệu xúc tác khử phèn ODM, cát sỏi thạch anh. Bạn tham khảo cách tự làm bể lọc nước tại đây

Bạn cũng có thể sử dụng hệ thống lọc nước đầu nguồn sinh hoạt của Đà Thành Lợi. Hệ thống là sự kết hợp của nhiều phương pháp lọc khác nhau, không chỉ lọc phèn mà còn xử lý nước cứng và các tạp chất, khử màu và khử mùi hiệu quả. Chúng có thể xử lý nhiều nguồn nước khác nhau như : nước giếng khoan, nước thủy cục, nước ao hồ, sông suối…

Hệ thống lọc tổng đầu nguồn xử lý nước nhiễm phèn của Đà Thành Lợi
Hệ thống lọc tổng đầu nguồn xử lý nước nhiễm phèn của Đà Thành Lợi

Với đa dạng các mức công suất từ 500l/h đến 10.000l/h. Hệ thống lọc tổng đầu nguồn Đà Thành Lợi thỏa mãn nhu cầu sử dụng nước của tất cả các gia đình Việt, kể cả hộ gia đình đông người. Không những thế các nhà hàng, khách sạn, các khu lưu trú cũng rất ưa dùng sản phẩm lọc nước tổng này để nâng cao chất lượng nước sinh hoạt phục vụ khách hàng. Với nhiều ưu điểm vượt trội : hiệu quả lọc cao, vận hành tự động, chi phí bảo trì, bảo dưỡng rất thấp. Bộ lọc tổng đầu nguồn luôn là sự lựa chọn tuyệt với cho khách hàng.

Lọc nước nhiễm phèn dùng ăn uống

Trong trường hợp này quý khách lựa chọn sản phẩm máy lọc nước RO của  Đà Thành Lợi là thích hợp nhất. Với công nghệ RO tiên tiến sẽ loại bỏ mọi tạp chất từ phèn đến các muối kim loại hòa tan, các vi khuẩn, vi rút cũng được xử lý. Nước sau lọc đảm bảo chất lượng nước uống trực tiếp theo quy chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT của Bộ Y Tế.

Máy lọc nước uống Đà Thành Lợi sản xuât
Máy lọc nước uống Đà Thành Lợi sản xuât

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0907918080
Chat ngay